Cổng thông tin điện tử sở y tế tỉnh an giang

Thông tin sức khỏe

Phòng ngừa và sơ cứu ban đầu đối với người bị tai nạn

02:22 19/05/2019

Biện pháp hàng đầu là tăng cường tuyên truyền tạo sự chuyển biến về nhận thức cho người dân, phát tờ rơi, hoặc hình ảnh cụ thể , đặc biệt là vùng nông thôn, và dân tộc thiếu số, để họ hiểu biết và tuân thủ thực hiện theo quy định của Luật Giao thông.

Biện pháp phòng ngừa:

Biện pháp hàng đầu là tăng cường tuyên truyền tạo sự chuyển biến về nhận thức cho người dân,  phát tờ rơi, hoặc hình ảnh cụ thể , đặc biệt là vùng nông thôn, và dân tộc thiếu số, để họ hiểu biết và tuân thủ thực hiện theo quy định của Luật Giao thông.

Phổ biến là hành vi của người điều khiển xe mà trong máu hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; chạy quá tốc độ quy định; đi không đúng phần đường quy định; điều khiển xe lạng lách đánh võng; không đội mũ bảo hiểm theo quy định; hoặc chờ hai , chờ ba, đi xe hàng hai, hang ba,  nhất là thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy, vượt xe trong các trường hợp cấm vượt hoặc điều khiển xe chuyển hướng đột ngột ngay trước đầu xe khác... Một biện pháp phòng ngừa rất quan trọng khác là tăng cường công tác tuần tra kiểm soát và đề phòng xảy ra tai nạn giao thông.

Sơ cứu ban đầu:

Việc đầu tiên khi cần sơ cứu là cần phải kiểm soát được đường hô hấp cho bệnh nhân, làm đường thở được lưu thông. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi... thì phải dùng tay móc ra. Tránh tập trung quá đông người vì sẽ làm cho bệnh nhân càng khó thở hơn.

- Với người bị thương nhẹ: Có biểu hiện tỉnh táo, không chảy máu, không có vết thương hở và tự đứng dậy được thì cần phải nằm nghỉ ngơi, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất.

- Nếu bệnh nhân bị chảy máu: Phải cầm máu tại chỗ bằng cách dùng tay hay khăn hoặc một cục bông ấn chặt vào vết thương.

Nạn nhân tổn thương mạnh ở xương: Như gãy xương, tay, chân, cổ, lưng... thì phải cố định chỗ gãy. Trong quá trình di chuyển tránh gây chuyển động mạnh.

- Người bị thương nặng: Trong tình trạng hôn mê thì nên tiến hành sơ cứu theo lần lượt 3 bước: khai thông đường thở, phải làm bệnh nhân thở được bằng nhiều biện pháp như hà hơi, hồi sức, hô hấp nhân tạo,... kiểm tra nhịp tim, xoa bóp tim và lồng ngực nếu cần thiết rồi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

 * Lưu ý quan trọng: Cần 2 - 3 người nhấc người bệnh, tuyệt đối không bế xốc bổng hay bế gập người lại, đưa đến nơi an toàn và gọi xe cứu thương đến hoặc chuyển ngay đến bệnh viện.

Bs. Chau Nước

Khoa Ngoại tổng hợp - TTYT huyện Tịnh Biên

 

Văn phòng Sở Y tế An Giang