Cổng thông tin điện tử sở y tế tỉnh an giang

Y học dự phòng

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP)

09:48 28/02/2020

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là biện pháp mới trong công tác phòng, chống HIV/AIDS góp phần làm giảm lây truyền HIV.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV(PrEP) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu quả dự phòng nhiễm HIV đến 96-99% nếu tuân thủ điều trị tốt. Được thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2016. PrEP được quy định tại Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 về hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.

PrEP không phải là PEP (điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, được sử dụng trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm với HIV, tốt nhất trong 2-6 giờ sau phơi nhiễm. Do phơi nhiễm nghề nghiệp).

PrEP không phải là điều trị HIV! PrEP là một loại thuốc sử dụng hàng ngày để ngăn ngừa lây nhiễm HIV, thuốc này sẽ mất hiệu lực khi ngừng dùng thuốc.

PrEP được chứng minh là rất hiệu quả đối với: nam quan hệ tình dục với nam (MSM), người tiêm chích ma túy (IDU), người chuyển giới nữ, quan hệ tình dục với bạn tình khác giới của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị nhưng tải lượng HIV trên 200 bản sao/ml (các nhóm trên muốn điều trị liên hệ các cơ sở điều trị trên địa bàn). PrEP hiệu quả khi: tuân thủ dùng thuốc tốt, kết hợp với các biện pháp dự phòng HIV khác.

Có 2 hình thức sử dụng PrEP: hàng ngày hoặc theo tình huống. Thuốc ARV cho PrEP: TDF/FTC được cấp miễn phí.

Năm 2020 PrEP triển khai tại 15 tỉnh/TP: Sơn La, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau.

Tại An Giang, năm 2020 sẽ triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại 10 cơ cở điều trị trên địa bàn tỉnh An Giang, bao gồm: Phòng khám ngoại trú (PKNT) người lớn tại bệnh viện đa khoa tỉnh, BVĐK khu vực Tân Châu, PKNT tại Trung tâm Y tế huyện, thành phố: Long Xuyên, Châu Đốc, Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Thoại Sơn, Tịnh Biên, An Phú và 06 Phòng khám tư nhân. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho 1.180 đối tượng nguy cơ cao.

Để thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng khám tư nhân ngoài cộng đồng với cơ sở điều trị với sự điều phối và hỗ trợ của đơn vị đầu mối phòng, chống HIV trong triển khai PrEP. Dự án chi định mức: 5.500.000 đồng/tháng cho phòng khám tư nhân đăng ký điều trị PrEP và phải duy trì số lượng khách hàng đang điều trị ít nhất 15 khách hàng trong 01 tháng (Cơ sở tư nhân có chức năng khám chữa bệnh muốn tham gia liên hệ Khoa, phòng chống HIV/AIDS – Lao – Da Liễu, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh An Giang).

BS. CKI Đỗ Xuân Nguyên

Khoa phòng, chống HIV/AIDS, Lao, Da liễu – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật An Giang

 

 

Văn phòng Sở Y tế An Giang