Cổng thông tin điện tử sở y tế tỉnh an giang

Y học dự phòng

Ngày thế giới phòng, chống lao - 24/3

02:57 07/04/2021

Chương trình Chống lao Quốc gia: Lao là căn bệnh truyền nhiễm đã có từ rất lâu, nếu không có hành động cụ thể thì sẽ không thể ngăn chặn, đẩy lùi được căn bệnh này. Do vậy, trong khoảng 10 năm gần đây, Chương trình Chống lao Quốc gia đã đưa ra một chiến lược gồm 4 đổi mới: Tư duy, công nghệ, tiếp cận và đầu tư. Trong đó, đổi mới tư duy là đổi mới quan trọng nhất, quyết định cho các đổi mới khác tiếp theo. Đổi mới tư duy không phải chỉ là tư duy, nhận thức của người dân, mà còn cả tư duy, nhận thức của các lãnh đạo, những người hoạch định chính sách.

Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia về Chấm dứt bệnh lao năm 2019 chính là sự thay đổi rất lớn của các cấp lãnh đạo. Ngay cái tên của Ủy ban đã cho thấy sự thay đổi về tư duy khi nêu rõ nhiệm vụ là chấm dứt bệnh lao. Ủy ban ra đời là dấu mốc quan trọng nhất, thể hiện sự cam kết của hệ thống chính trị Việt Nam với mục tiêu chấm dứt bệnh lao; là nền tảng cho chương trình phòng chống lao; huy động sự ủng hộ của quốc tế mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, thời gian qua còn cho thấy sự thay đổi của cả hệ thống y tế (cả y tế điều trị và y tế dự phòng). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Mạng lưới phòng, chống lao đã phủ kín toàn quốc đến xã phường, thôn bản; triển khai các can thiệp toàn diện để tăng cường phát hiện sớm và điều trị thành công lao nhạy cảm thuốc, lao kháng đa thuốc, (tiền) siêu kháng thuốc, bắt đầu mở rộng điều trị lao tiềm ẩn… Các nhóm nguy cơ cao đều đã được thí điểm can thiệp hiệu quả như lao trong trại giam, lao đái tháo đường, nhóm thợ mỏ, nhóm bệnh mạn tính, nhóm có HIV, nhóm nghiện chích...

Hiện nay, nước ta còn có mạng lưới nghiên cứu rất mạnh cơ bản chấm dứt bệnh lao; Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Thông tư hướng dẫn phối hợp y tế công tư phòng, chống lao, ưu tiên tiếp cận bảo hiểm y tế cho khám chữa lao và Chương trình chống lao vẫn được ưu tiên trong Chương trình Mục tiêu Y tế và Dân số 2015 - 2020"...

Thời gian qua, Chương trình chống lao quốc gia của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, trong đó phải kể đến có sự góp sức của công nghệ, khoa học kỹ thuật. Hiện nay, Việt Nam đã làm chủ được các kỹ thuật phát hiện, chẩn đoán, điều trị hiệu quả. Các kỹ thuật công nghệ mới, thuốc mới, tiếp cận mới trên thế giới đã được áp dụng, đạt hiệu quả cao tại Việt Nam gồm có: Kỹ thuật phát hiện vi khuẩn lao bằng máy GeneXpert, kỹ thuật sinh học phân tử, kỹ thuật nuôi cấy nhanh và các thuốc mới: Bedavuline, Delamanid, Rifampentine…

Đặc biệt, Chương trình chống lao quốc gia đã triển khai chiến lược “2X” (XQuang để sàng lọc các hiện tượng nghi lao và Xpert để chẩn đoán vi khuẩn lao) nhằm phát hiện chủ động bệnh lao đạt hiệu quả cao gấp 7 lần so với phát hiện thụ động hiện nay. Chiến lược này đã cho thấy hiệu quả cao và là "chìa khóa" cơ bản trong tiến trình chấm dứt bệnh lao ở nước ta./.

Ds. Trần Văn Chí  - TTYT Phú Tân

 

Văn phòng Sở Y tế An Giang