Cổng thông tin điện tử sở y tế tỉnh an giang

Thông tin sức khỏe

Chăm sóc phụ nữ trước khi mang thai

10:09 19/01/2020

Một người phụ nữ mang thai (PNMT) lý tưởng nhất là nên đi khám trước khi có thai tối thiểu 1 đến 3 tháng, để xem cơ thể có đủ sức khỏe mang thai hay không, nếu có bệnh sẽ được điều trị ổn định trước khi mang thai, bác sĩ sẽ cho uống viên sắt trước khi có thai từ 1 đến 3 tháng. Để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi… Như vậy công việc chăm sóc trước khi mang thai rất quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ lẫn con.

Cần thực hiện các bước sau:

- Tư vấn trước khi mang thai: là sự tạo phôi bắt đầu sớm trong kỳ thai, bánh nhau bắt đầu làm tổ trong tử cung 7 ngày sau thụ thai, nếu bánh nhau phát triển không tốt sẽ có liên quan đến tiền sản giật, sinh non thai chậm phát triển trong tử cung và có thể cho những bệnh mạng tính của thai nhi trong tương lai. Thai phụ phải đi khám khi có thai trên 3 tháng đầu thai kỳ, thường quá trễ để ngăn những khuyết tật của thai cũng như sự phát triển bất thường của nhau.

- Xác định yếu tố nguy cơ cho mẹ và thai nhi sớm: Hướng dẫn thai phụ về các yếu tố nguy cơ, sự lựa chọn và có biện pháp can thiệp trong thai kỳ, các yếu tố nguy cơ của thai kỳ:

Về tuổi: tuổi sản phụ càng cao thì nguy cơ cơ về di tật thai nhi,sẩy thai,đái tháo đường thai kỳ,tiền sản giật,sanh non đều tăng.

Về môi trường: nơi làm việc của (PNMT) ẩm thấp, thiếu ánh sáng,hay nuôi nhiều thú cưng, cũng không đảm bảo sức khỏe cho thai phụ

Một số bệnh cần lưu ý trong thời kỳ mang thai:

Đái tháo đường: phải kiểm soát đường huyết đối với những người bị tiểu đường ít nhất 3 tháng trước khi mang thai kỳ duy trì trong quá trình mang thai lý tưởng nhất từ 2-6 mg/dl

Cao huyết áp: phải được kiểm soát HA trước khi mang thai các thuốc huyết áp ức chế thụ thể,ức chế men chuyển không được dùng trong khi mang thai

Hen suyễn: được kiểm soát tốt khi mang thai nếu lần có thể sử dụng thuốc nhóm Steroid ( đường hít hoặc toàn thân đương đối an toàn)

Bệnh bứu cổ: phải theo dõi sát chức năng tuyến giáp cả nhược giáp và cường giáp và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của thai kỳ.

Các bệnh về tim mạch: phải được tư vấn kỷ trước khi mang thai không nên dùng các loại thuốc kháng đông Wairfarm, và thuốc đối kháng vitamin K, vì có bệnh lý đến phôi thai.

Bệnh rối loạn tâm thần: các thuốc thân kinh có liên quan để di tật bẩm sinh đến thai,tuy nhiên nếu không điều trị thì kết cuộc thai kỳ xấu như nhẹ cân,non tháng,chậm tăng trưởng trong tử cung có thể gay dị tật tim

Bệnh về răng: bệnh nha chu thường xảy ra khoảng 12% ở phụ nữ mang thai. Do sự thay đổi nội tiết  trong thời kỳ mang thai, gây nên tình trạng bệnh nha chu với các triệu chứng thường gặp; chảy máu nướu khi đánh răng,sưng đỏ nướu,dễ chảy máu,vôi răng,răng lung lay,ấn vào nướu thấy máu chảy r. Do đó nên khuyến cáo phụ nữ giữ vệ sinh răng miệng tốt trong khi mang thai,nên đi khám răng định kỳ theo khuyến cáo của bác sỹ

Những điều nên làm trước khi mang thai:

Những thuốc đang dùng cần có thay đổi khi mang thai: Nếu trước khi mang thai đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nên hỏi Bác Sỹ để xác định liệu có an toàn trong thai kỳ không. Đặc biệt là những thuốc. Động kinh, huyết áp, viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp….

Ngoài tiêm chủng ngừa cho chương trình tiêm chủng mở rộng, phụ nữ còn nên tiêm các loại vacine sau, trước khi mang thai:

Vacine sởi, quai bị, rubella: nếu thai phụ không có miễn dịch thì nên tiêm trước khi mang thai ít nhất một tháng, nếu phụ nữ mắc bệnh sớm trong thai kỳ thai thì có thể gây sây thai. Nhiễm Rubella có thể gây ra nhiều dị tật như điếc,tổn thương ở mắt, tim và não, nếu thai phụ nhiễm trong nữa sau của kỳ thai. Thì ít gây ra tổn thương này.

Vacine thủy đậu: nếu nhiễm thủy đậu trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt là giai đoạn sớm làm tăng giai đoạn dị tật bẩm sinh, nếu thai phụ nhiễm thủy đậu có thể gây ra ít một số biến chứng như viêm phổi, do đó cần tiêm vacine ít nhất một tháng trước khi mang thai.nếu thai phụ không có miễn dịch mà phơi nhiễm với một người nhiễm thủy đậu thì phải đến bệnh viện sớm để điều trị.

Bắt đầu uống đa vitamin như là vitamin B12 với liều mỗi ngày thấp nhất 400mg vitamin B12 giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai như khiếm khuyết ống thần kinh. Không nên uống bổ sung viên sắt và acidfolic 400mg hằng ngày ít nhất trong 3 tháng trước khi có thai và viên đa vi chất để phòng chống thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vi chất.

Nên ăn nhiều trái cây và rau củ quả

Những điều không nên làm:

- Không nên ăn những thức ăn sống, cá ngừ, cá kiếm vì chứa nhiều thủy ngân.

- Hạn chế uống cà phê: uống vào không quá 1-2 ly mỗi ngày, trà và coca cũng có chứa cafein.

- Không nên uống rượu bia

Những việc cần làm:

- Cần thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng nhằm xác định: các yếu tố di truyền do đột biến nhiễm sắc thể có thể gây sảy thai, thai chết lưu và các dị tật bẩm sinh. Đặc biệt ở cặp vợ chồng lớn tuổi hoặc quá trẻ tuổi… Nếu có vấn đề bất thường thì đến bác sỹ chuyên khoa để khám.

- Cần chủ động đi khám sức khỏe để phát hiện các bệnh mạn tính tìm ẩn nhằm điều trị kịp thời (bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thiếu máu, tiểu đường, viêm gan, viêm thận, lao, động kinh, rối loạn tâm thần bất thường về cấu trúc chức năng cơ quan sinh dục.

- Phụ nữ trước khi mang thai hiểu được cần thiết tẩy giun từ 6 tháng đến 1 năm 1 lần và thực hiện vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng), vệ sinh môi trường nhằm làm giảm khả năng tái nhiễm giun trở lại.

* Tóm lại:

Chăm sóc sức khỏe thai kỳ nên thực hiện trước khi có thai, để có thể phát hiện và điều trị bệnh nội khoa hay bệnh phụ khoa, làm 1 số xét nghiệm cần thiết, tiêm ngừa nếu không có miễn dịch trước khi mang thai ít nhất 1 tháng,uống acid folic trước khi có thai tối thiểu 1 tháng và được tư vấn về dinh dưỡng để có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người mẹ.

YSSN. Trương Thị Kim Thoa

TYT Phường Mỹ Long, Tp. Long Xuyên

 

 

Văn phòng Sở Y tế An Giang