Cổng thông tin điện tử sở y tế tỉnh an giang

Thông tin sức khỏe

Bệnh ung thư

02:05 04/02/2021

Ung thư là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt khi căn bệnh đã tiến triển sang các giai đoạn muộn. Bệnh thường diễn tiến thầm lặng, qua thời gian mới có triệu chứng nhất định, do đó việc tầm soát ung thư bao gồm thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng trên những người chưa có triệu chứng bệnh, nhằm phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn sớm, giúp tăng khả năng chữa trị, giảm chi phí và tăng chất lượng cuộc sống.

Có khoảng 5–10% bệnh ung thư là do các yếu tố di truyền. Còn lại đại đa số, tức là  khoảng 90–95% các trường hợp là do các đột biến gen xuất phát các yếu tố môi trường và lối sống.  Các yếu tố môi trường phổ biến góp phần gây tử vong do ung thư bao gồm thuốc lá (25–30%), chế độ ăn uống và béo phì (30–35%), nhiễm trùng (15–20%), bức xạ (cả ion hóa và không ion hóa, lên đến 10%), thiếu hoạt động thể chất và ô nhiễm. Căng thẳng tâm lý không phải là một yếu tố gây khởi phát ung thư, nhưng chúng có thể làm trầm trọng bệnh trạng ở những người đã bị chẩn đoán mắc bệnh. Nhìn chung, không thể chỉ rõ đích xác nguyên nhân gì đã dẫn đến một dạng ung thư cụ thể vì các nguyên nhân khác nhau không để lại các dấu ấn đặc hiệu để phân biệt. Nếu một người sử dụng thuốc lá lâu ngày bị chẩn đoán mắc ung thư phổi thì nguyên nhân có thể xuất phát từ việc sử dụng thuốc lá. Nhưng mọi người đều có xác suất nhỏ mắc ung thư phổi do ô nhiễm không khí hoặc bức xạ. Ngoại trừ một số trường hợp lây truyền hiếm gặp xảy ra với những người mang thai hoặc hiến tạng. Ung thư nói chung không phải là một bệnh truyền nhiễm.

Tại Việt Nam, các ung thư phổ biến gồm ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan,  tiền liệt tuyến, cổ tử cung. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2020, Việt Nam có thêm 182.563 ca mắc ung thư mới và số bệnh nhân tử vong là 122.690 người. Khi ung thư mới xuất hiện, chúng thường không tạo ra triệu chứng gì. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi khối u lớn dần hoặc bị loét. Kết quả của quá trình chẩn đoán phụ thuộc vào loại và vị trí của ung thư. Một số triệu chứng là đặc trưng của khối u ác tính, một số triệu chứng khác lại thường xuyên bắt gặp ở những bệnh khác. Các triệu chứng cục bộ có thể xuất hiện do khối u hoặc sự loét của nó. Ví dụ khối u từ ung thư phổi có thể chẹn phế quản dẫn đến ho hoặc viêm phổiung thư thực quản có thể làm hẹp thực quản, gây khó khăn hoặc đau khi nuốt; và ung thư đại trực tràng có thể dẫn đến hẹp hoặc tắc nghẽn trong ruột, ảnh hưởng đến việc đi đại tiện. Ung thư ở vú hoặc tinh hoàn có thể tạo ra các cục u quan sát được bằng mắt thường. Vết loét có thể gây chảy máu dẫn đến các triệu chứng như ho ra máuthiếu máu hoặc chảy máu ruộttiểu ra máu hoặc chảy máu âm đạo bất thường. Đau cục bộ thường  xuất hiện ở ung thư giai đoạn sau. Một số bệnh ung thư có thể gây tích dịch trong ngực hoặc bụng. Các triệu chứng toàn thân có thể xảy ra do phản ứng của cơ thể với ung thư như mệt mỏi, giảm cân không chủ ý hoặc xuất hiện những thay đổi trên da. Một số triệu chứng toàn thân của bệnh ung thư là do nội tiết tố hoặc các phân tử khác do khối u tạo ra, được gọi là hội chứng cận ung thư. Các hội chứng cận ung thư phổ biến bao gồm tăng canxi huyết, táo bón và mất nước; hạ natri huyết cũng có thể khiến tâm trạng thay đổi, nôn mửa, đau đầu hoặc co giật. Bệnh nhân có thể trở nên lo lắng hoặc trầm cảm sau khi chẩn đoán ung thư. Nguy cơ tự tử ở những người bị ung thư cao gần gấp đôi so với những người bình thường. 

Ung thư có thể lây lan từ vị trí ban đầu của nó lan truyền theo đường bạch huyết đến các hạch bạch huyết cục bộ hoặc lan truyền trong mạch máu để đến với các vị trí cách xa vị trí ban đầu, được gọi là di căn. Khi các tế bào ung thư đã xâm nhập được vào mạch máu, chúng có thể di chuyển và lây lan khắp cơ thể. Mỗi loại ung thư thường có xu hướng lan truyền đến một số khu vực nhất định.

Phòng ngừa ung thư là các biện pháp tích cực nhằm giảm nguy cơ ung thư. Phần lớn các trường hợp ung thư là do chịu ảnh hưởng từ các yếu tố nguy cơ đến từ môi trường. Nhiều trong số những yếu tố này là những lựa chọn lối sống có thể kiểm soát được. Do đó, nhìn chung, ung thư là có thể phòng ngừa. Hơn 30% ca tử vong do ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ bao gồm: thuốc láthừa cân/béo phì, chế độ ăn uống không đủ chất, lười vận động, sử dụng rượumắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, không phải tất cả các nguyên nhân môi trường đều có thể kiểm soát được, trong đó có thể kể đến như bức xạ nền trong không khí hoặc các bệnh ung thư do rối loạn di truyền trong dòng họ. Những yếu tố này là không thể kiểm soát thông qua những hành vi cá nhân. Một số loại vắc xin đã được phát triển để ngăn ngừa sự lây nhiễm của một số virus có thể gây ung thư. Vắc-xin ngừa virus HPV  làm giảm nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung. Vắc-xin ngừa viêm gan B giúp ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B và do vậy giúp làm giảm nguy cơ ung thư gan. Việc tiêm hai loại vắc-xin này được khuyến nghị khi điều kiện về nguồn lực cho phép./.  

                                                                                                                                                                        Nguyễn Minh Thời

TTYT Tịnh Biên

 

Văn phòng Sở Y tế An Giang