Cổng thông tin điện tử sở y tế tỉnh an giang

Thông tin sức khỏe

Để sống chung an toàn với đại dịch

04:25 22/02/2022

Chính chiếc khẩu trang nhỏ bé có thể là câu trả lời cho “Sống chung với COVID-19 như thế nào”. Đeo khẩu trang nơi công cộng và xếp người dân vào các nhóm nguy cơ dựa trên mức độ nhiễm bệnh sẽ giúp họ trong việc phòng tránh với F0 của bản thân. Theo  Hendrik Streesk- Trưởng khoa virus học ở Đức: “ Hiện nay chúng ta đã đạt đến giai đoạn mà số cas nhiễm không còn ý nghĩa nữa. Do đó, chúng ta không nên đánh giá mức độ nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 dựa trên số cas nhiễm, mà thay bằng số cas tử vong và nhập viện ”.  Một thống kê cũng chỉ ra rằng, số cas nhiễm tăng vọt hiện nay một phần do biến thể mới, do xét nghiệm nhiều hơn, năng lực xét nghiệm cao hơn. Trong khi đó  số cas tử vong đã giảm thấp do ngành y tế đã điều trị COVID-19 hiệu quả. Ngoài ra, hiện nay đại đa số các trường hợp mắc bệnh không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng rất nhẹ.

 

 

Công bằng mà nói, phong tỏa mạnh tay là biệp pháp  hữu hiệu ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. Nhưng nó cũng đưa kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Vì lẽ đó, thay vì  phong tỏa cả một vùng; ta chỉ cần phản ứng nhanh với từng cụm dịch ở một địa phương nhất định. Lúc đó, tùy theo mức độ lây nhiễm, chính quyền sẽ hạn chế đi lại, giảm công suất hoạt động của nhà máy, quán bar. Buộc phải đóng cửa sớm các cửa hàng kèm theo giới hạn về số người phục vụ và  số người của các cuộc tụ tập. Tùy tình hình, mọi người có thể làm việc, học tập; nhưng phải đề phòng bằng áp dụng biện pháp 5K. Các ngành chức năng thì tích cực khoanh vùng ổ dịch, truy vết nguồn lây và áp dụng biện pháp ngăn chặn dịch lan rộng.

 

 

Để chung sống an toàn với đại dịch, các chuyên gia đã đưa đưa ra những yếu tố then chốt bao gồm các nội dung sau:

- Một là: Tiêm ngửa đầy đủ theo khuyến cáo, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay đúng cách,  duy trì khoảng cách an toàn để có sự kiểm soát tốt hơn với cuộc sống, nhằm bảo vệ cho bản thân và cộng đồng;

- Hai là: Tập trung bảo vệ người dễ bị tổn thương, bao gồm: Người già, người có bệnh nền, người khuyết tật… Ngoài ra, cần chú ý đến các môi trường tiềm ẩn nguy cơ lây lan của virus như: Khu cách ly, nhà máy, xí nghiệp, trường học, nơi ở của công nhân;

- Ba là: Việc tổ chức các hoạt động lễ hội, tiệc tùng… cũng cần cân nhắc, tránh tổ chức rình rang. Mỗi người nên tự xây dựng dựng lối sống giản đơn, an toàn cho bản thân cộng đồng. Đó chính là đời sống văn hóa mới trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19;

- Bốn là: Có lối sống khoa học, dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao, nhằm tăng cường miễn dịch để hỗ trợ phòng ngừa và chống chọi với sự xâm nhập của virus.

Cuộc chiến chống COVID-19 đang thay đổi và chúng ta xác định sẽ chung sống lâu dài với đại dịch. Vì vậy, cần kiểm soát tốt các ổ dịch song song với mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo sinh kế của nhân dân, duy trì mọi mặt đời sống xã hội… Chiến lược ấy cần có sự chung tay của toàn xã hội và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân, vì mục tiêu cuối cùng là chiến thắng đại dịch./.

                                                                                                Nguyễn Minh Thời

                                                                                                  TTYT Tịnh Biên

 

Văn phòng Sở Y tế An Giang