Cổng thông tin điện tử sở y tế tỉnh an giang

Y học dự phòng

Bệnh lao và điều trị lao tiềm ẩn

03:13 17/10/2022

Bệnh lao vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Việt Nam. Hàng năm, ước tính có 17.000 trường hợp tử vong do lao tại Việt Nam, cao hơn gấp hai lần so với con số tử vong do tai nạn giao thông. Mỗi năm ước tính có 180.000 người có bệnh lao hoạt động; 5.000 trường hợp trong số đó được xác định nhiễm lao kháng đa thuốc. Thật đáng buồn khi chỉ có 52% người nhiễm lao tại Việt Nam được điều trị. Mặc dù chẩn đoán và thuốc điều trị lao được cung cấp miễn phí, tổng chi phí mà bệnh nhân gánh chịu có thể bằng một năm thu nhập ở Việt Nam; Điều này là do các chi phí nằm viện và nhu cầu bổ sung dinh dưỡng trong quá trình điều trị.

Việt Nam đã hoàn thành Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ năm 2015 về giảm tỷ lệ ca nhiễm lao mới. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách trong nước và quốc tế giảm, việc phát hiện và điều trị bệnh lao là một thác thức nghiêm trọng trong quá trình hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ nhiễm và tử vong do lao được đặt ra trong Chương trình Lao Quốc gia của Việt Nam. Công tác phát hiện và quản lý các trường hợp nhiễm lao trong số các bệnh nhân có HIV cũng gặp khó khăn. Điều này đòi hỏi phải xây dựng năng lực lâm sàng, phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống phòng chống HIV và bệnh lao hiện hành và tăng cường năng lực của các phòng thí nghiệm của hệ thống y tế từ cấp trung ương tới cấp cơ sở. Ngân sách địa phương chỉ trang trải cho các nhu cầu cơ bản, gồm thuốc và các vật phẩm xét nghiệm lao. ( Nguồn USAID. GOV.VIETNAM)

Hàng năm có 10 triệu người mắc Lao mới: 5-10% người nhiễm vi khuẩn lao sẽ phát triển thành bệnh lao trong suốt cuộc đời. Đa số phát triển thành bệnh lao trong 1-5 năm đầu sau khi nhiễm vi khuẩn 10% người nhiễm HIV nhiễm VK lao phát triển thành bệnh lao hằng năm.

Cứ 10 Người mắc Lao có 1 người đang sống chung với HIV: Miễn dịch suy giảm là yếu tố nguy cơ phát triển thành bệnh lao quan trọng nhất. Người nhiễm HIV thuộc nhóm ưu tiên được điều trị lao tiềm ẩn.

Gấn 2 tỷ người nhiễm vi khuẩn lao: Khoảng ¼ dân số thế giới (2 tỷ người) nhiễm vi khuẩn lao; Việt Nam: khoảng 1/3 dân số nhiễm vi khuẩn lao.

So sánh bệnh lao và lao tiềm ẩn

Lao tiềm ẩn

Bệnh lao

  Là tình trạng cơ thể đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên của vi khuẩn lao

  Là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên.

  Không có các triệu chứng lâm sàng hoặc cận lâm sàng của bệnh lao hoạt động.

  Có thể có các triệu chứng lâm sàng của bệnh lao bao gồm: sốt, ho khạc kéo dài, đau ngực, gầy sút cân, ra mồ hôi đêm, ho máu, hoặc có dấu hiệu của lao ngoài phổi.

  Xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA thường dương tính

  Xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA thường dương tính, tuy nhiên âm tính cũng không loại trừ.

  Phim chụp XQ ngực bình thường hoặc có hình ảnh tổn thương cũ, cố định

  Phim chụp XQ thường có hình ảnh bất thường thâm nhiễm, nốt, xơ, hang,…

  Xét nghiệm vi khuẩn lao âm tính (VD: soi đờm trực tiếp, Xpert, nuôi cấy, …)

  Xét nghiệm vi khuẩn lao thường dương tính (soi trực tiếp, cấy, Xpert, … ), tuy nhiên âm tính cũng không loại trừ.

  Không lây truyền lao cho người khác

  Có thể lây truyền vi khuẩn lao cho người khác

  Cần điều trị lao tiềm ẩn để giảm nguy cơ phát triển thành bệnh lao

  Cần xác định tình trạng kháng thuốc và điều trị phác đồ lao phù hợp

 

CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ CẦN QUẢN LÝ LAO TIỀM ẨN

Những người có nguy cơ mắc lao cao bao gồm trong 2 nhóm chính sau:

1. Những người tiếp xúc gần, tiếp xúc thường xuyên với các BN lao phổi có nguy cơ lây nhiễm lao và phát triển bệnh lao.

2. Những người có tình trạng lâm sàng hoặc các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển từ nhiễm lao thành bệnh lao.

Như vậy các nhóm đối tượng cần được khám phát hiện, quản lý lao tiềm ẩn bao gồm:

1. Nhóm những người tiếp xúc gần/ thường xuyên với BN lao phổi:

- Trẻ dưới 5 tuổi tiếp xúc hộ gia đình với BN lao phổi

- Người từ 5 tuổi trở lên tiếp xúc hộ gia đình với BN lao phổi

- Nhân viên y tế làm việc tại các đơn vị phòng chống lao hoặc các cơ sở y tế có thể có BN lao đến khám.

- Cán bộ quản giáo, nhân viên làm việc tại các trại giam, trại giáo dưỡng

2. Nhóm người có các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển từ nhiễm lao thành bệnh lao:

- Người có HIV mọi lứa tuổi

- BN bụi phổi

- BN đái tháo đường

- BN suy thận, chạy thận nhân tạo

- BN cấy ghép tạng và những người chuẩn bị cấy ghép tạng

- BN điều trị ức chễ miễn dịch kéo dài (bệnh hệ thống vd: lupus, viêm khớp dạng thấp, vẩy nến,…)

- BN điều trị thuốc sinh học (anti-TNF)

Điều trị Lao Tiềm ẩn theo QĐ 4067/QĐ-BYT, ngày 24 tháng 8 năm 2021

Điều trị lao tiềm ẩn: là liệu trình điều trị hiệu quả cho người có nguy cơ cao mắc lao hoặc có bằng chứng mắc lao tiềm ẩn. Trước đây còn gọi là điều trị dự phòng lao.

Phác đồ 6H:

Isoniazid 10mg/kg/ngày (tối đa 300mg/ngày), uống hàng ngày, trong thời gian 6 tháng, dành cho người lớn và trẻ em dưới 10 tuổi.

Phác đồ 3HP:

Phối hợp Rifapentin và Isoniazid, uống thuốc mỗi tuần 1 lần, trong thời gian 3 tháng, dành cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

Phác đồ 1HP:

Phối hợp Rifapentin và Isoniazid, Điều trị hằng ngày trong 28 ngày,

Chỉ định: sử dụng đối với một số trường hợp đặc biệt cần điều trị dự phòng ngắn ngày và cho người trên 13 tuổi.

Phác đồ 3RH

Phối hợp Rifampicin và Isoniazid, uống thuốc hàng ngày, trong thời gian 3 tháng,

Chỉ định: cho người lớn, vị thành nhiên và trẻ em, an toàn cho phụ nữ mang thai.

Phác đồ 4R:

Rifampicin. Điều trị hằng ngày trong thời gian 4 tháng.

+ Chỉ định:

Cho người lớn, vị thành niên và trẻ em, sử dụng an toàn trong quá trình thai nghén. Người tiếp xúc gần với người bệnh mắc bệnh lao được xác định chỉ kháng isoniazid nhưng còn nhạy với rifampicin có thể dùng phác đồ này.

Phác đồ 6L:

levofloxacin (L). Điều trị hằng ngày trong thời gian 6 tháng.

Chỉ định: cho người lớn, vị thành niên và trẻ em tiếp xúc gần với bệnh nhân lao kháng đa thuốc, trừ trường hợp có bằng chứng chủng VK kháng với thuốc này.

Có thể dùng kèm ethambutol hoặc ethionamide hàng ngày nếu bệnh nhân dung nạp thuốc./.

 

 

Văn phòng Sở Y tế An Giang