Ảnh minh họa
Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh về an toàn thực phẩm báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2024 như sau:
Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã thành lập 347 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra 8.664 cơ sở, số cơ sở đạt chuẩn là 8.570 cơ sở, tỷ lệ đạt 98,9%. Tiến hành xử lý phạt tiền 08 cơ sở với số tiền 32 triệu đồng. Thực hiện được 215 test nhanh, đạt 215 test (100%).
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra gồm 02 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm và 02 cuộc kiểm tra đột xuất.
Kiểm tra liên ngành Tết nguyên đán: Kết quả kiểm tra 31 cơ sở đạt 24 cơ sở, vi phạm 07 cơ sở gồm 01 doanh nghiệp và 06 cơ sở; đã đề nghị ban hành 06 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền, tổng số tiền phạt là 22.725.000 đồng. Chuyển 01 hồ sơ vi phạm sang Đội Quản lý thị trường số 1 – Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang xử lý, do Quản lý thị trường đang xử lý cơ sở vi phạm và Đoàn kiểm tra đã phát hiện cơ sở vi phạm thêm với cùng hành vi; Tổng số hàng hoá thực phẩm vi phạm về nhãn hàng hoá là 31 loại thực phẩm với tổng giá trị 11.659.000 đồng.
Kiểm tra liên ngành Tháng hành động vì an toàn thực phẩm: kết quả kiểm tra 21 cơ sở đạt 17 cơ sở, vi phạm 04 cơ sở. Số cơ sở vi phạm 05 cơ sở gồm: 01 tổ chức và 04 cá nhân; đã đề nghị ban hành 05 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền, tổng số tiền phạt là 33.000.000 đồng; Tổng số hàng hoá thực phẩm vi phạm về nguồn gốc xuất xứ giá trị 20.550.000 đồng.
Kiểm tra an toàn thực phẩm đột xuất: thực hiện 02 cuộc đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình. Kết quả: kiểm tra 36 cơ sở, đạt 16 cơ sở, không đạt 05 cơ sở, ngưng hoạt động 15 cơ sở. Đối với 05 cơ sở không đạt, Đoàn đã đề nghị 05 cơ sở phải thực hiện ngay việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm trong thời gian từ 15 đến 20 ngày làm việc, kể từ ngày kiểm tra và cơ sở phải ngừng sản xuất cho đến khi có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới. Đoàn sẽ tái kiểm tra lại sau khi hết thời gian khắc phục.
Nhìn chung, các cơ sở thuộc ngành Y tế quản lý hiện nay nghỉ hoạt động, hoạt động nhưng Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hạn đều có những khó khăn riêng, nhưng tụ chung bởi nguyên nhân chính là hiệu quả kinh tế của ngành nghề sản xuất nước đá và sản xuất nước uống đóng chai, bình không cao, chủ cơ sở không thể duy trì hoạt động tiếp tục.
Công tác giám sát ô nhiễm thực phẩm: Thực hiện Kế hoạch số 412/KH-CCATVSTP ngày 05/6/2024 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh về giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm năm 2024. Chi cục đã phối hợp với TTYT huyện, thị, thành tiến hành thu được 13/29 mẫu theo kế hoạch, (ngoài ra có 01 cơ sở không thu được mẫu, 01 cơ sở tạm ngưng hoạt động); 13 mẫu đang chờ kết quả kiểm nghiệm.
Công tác giám sát bếp ăn tập thể từ thiện: Thực hiện Kế hoạch số 303/KH-CCATVSTP ngày 24/4/2024 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm về việc Giám sát các mối nguy, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể từ thiện có quy mô từ 200 suất ăn trở lên/lần phục vụ trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2024.
Công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm tại các sự kiện: xây dựng kế hoạch lấy mẫu và giám sát an toàn thực phẩm 09 sự kiện lớn đã diễn ra trên địa bàn tỉnh.
Lĩnh vực Nông nghiệp:
Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về ATTP, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản (lĩnh vực nông lâm thủy sản):
Cấp tỉnh: thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTra ngày 02/01/2024 và Quyết định số 06/QĐ-TTr ngày 09/4/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc thành lập Đoàn kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các Mùa Lễ hội Xuân năm 2024, đã kiểm tra thực tế 36 cơ sở và lấy 35 mẫu (gồm: chả lụa, cá viên, mắm cá lóc, khô cá tra, cà phê, ...) để kiểm tra chất lượng, có 03 mẫu không đạt yêu cầu (chỉ tiêu Phosphate 3810,37 mg/kg trong chả lụa, chỉ tiêu SO2 321 mg/kg trong thạch dừa, chỉ tiêu Enrofloxacin 1,69 µg/kg, Ciprofloxacin 3,78 µg/kg trong mắm cá lóc) và 02 cở sở sản xuất, kinh doanh có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP nhưng hết hạn, đã ban hành 05 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 05 cá nhân vi phạm quy định về ATTP với tổng số tiền phạt là 115 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia phối hợp kiểm tra liên ngành do Sở Y tế chủ trì trong Tháng hành động vì ATTP năm 2024 theo Quyết định Số 332/QĐ-SYT ngày 02/04/2024 của Sở Y tế, Đoàn đã thực hiện kiểm tra tại 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong đó có 04 cơ sở thuộc lĩnh vực Nông nghiệp, kết quả kiểm tra chưa phát hiện vi phạm.
Cấp huyện: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện Tháng hành động vì ATTP, thực hiện kiểm tra 44 cơ sở, kết quả kiểm tra có 02 cơ sở vi phạm không thực hiện tự công bố sản phẩm và thông tin ghi trên nhãn hàng hóa không phù hợp theo quy định và bị phạt 66,95 triệu đồng.
Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản (VTNN)
Kiểm tra, thanh tra ATTP lĩnh vực bảo vệ thực vật: Đã thực hiện 03 đợt kiểm tra đối với 33 cơ sở kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật và lấy 09 mẫu để xác minh, kiểm tra chất lượng trong đó có 04 mẫu phân bón; 05 mẫu thuốc BVTV (theo Quyết định Quyết định số 13/QĐ-CCTTBVTV ngày 16/2/2024 và Quyết định số 36/QĐ-CCTTBVTV ngày 16/04/2024 thực hiện các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp). Kết quả đã ban hành 05 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 155,24 triệu đồng.
Kiểm tra, thanh tra ATTP lĩnh vực chăn nuôi và thú y: Đã thực hiện 16 đợt kiểm tra đối với 20 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, hoá chất, sản phẩm xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi (Quyết định số 152/QĐ-CNTY ngày 14/3/2024 và Quyết định số 211/QĐ-CNTY ngày 08/4/2024 về việc kiểm tra chất lượng thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường, thức ăn dùng trong chăn nuôi và thủy sản năm 2024). Kết quả đã ban hành 01 quyết định xử phạt vi phạm hành với tổng số tiền phạt là 300.000 nghìn đồng và 01 cơ sở đang trong quá trình xử lý).
Kiểm tra, thanh tra ATTP lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: Đã tổ chức kiểm tra 01 đợt đối với 11 cơ sở và lấy 02 mẫu thức ăn hỗn hợp thủy sản để kiểm tra chất lượng và xác minh tính hợp pháp sản phẩm (theo Quyết định số 13/QĐ-CCTS ngày 15/3/2024 về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc kinh doanh giống thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường và nuôi trồng thủy sản năm 2024). Kết quả không phát hiện vi phạm.
Lĩnh vực Công thương:
Thực hiện Quyết định số 53/QĐ-SCT ngày 26 tháng 3 năm 2024 của Giám đốc Sở Công Thương về việc "Khảo sát, hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành Công Thương duy trì điều kiện ATTP 2024". Kết quả, đến nay đã tiến hành khảo sát, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh ATTP tại các huyện: Thoại Sơn, Chợ Mới, An Phú và thành phố Long Xuyên, Châu Đốc.
Cục Quản lý thị trường:
Ngoài ra, Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh An Giang đã thực hiện:
Thực hiện theo Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 của Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang: kiểm tra 42 vụ, phát hiện và xử lý 05 vụ vi phạm, phạt tiền 9,75 triệu đồng.
Độc lập kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, an toàn thực phẩm; kiểm tra, phát hiện 05 vụ vi phạm, xử lý 03 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm 588,72 triệu đồng, phạt tiền 76,21 triệu đồng.
Chủ trì kiểm tra 11 vụ, phát hiện 03 vụ vi phạm, xử lý 02 vụ vi phạm, thu phạt số tiền 1,5 triệu đồng.
Phối hợp với Công an huyện Châu Phú tiến hành kiểm tra nhà ở không số thuộc tổ 5, ấp Long Hòa, xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang do ông Đ.T.Đ, sinh năm: 1976, nơi thường trú: khóm Mỹ Chánh, phường Vĩnh Mỹ, Châu Đốc, An Giang đại diện. Qua kiểm tra phát hiện 555 gói trà nhãn hiệu “Thống Đạt” các loại, 135,5 kg trà sá, 970 gói trà Bảo Tâm, 770 gói trà Ngọc Ân các loại, 01 máy ép bao bì và 01 cái cân loại 02 kg có dấu hiệu vi phạm về sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng hóa nên Công an huyện Châu Phú tiến hành tạm giữ để xác minh xử lý theo quy định. Trị giá hàng hóa khoảng 30 triệu đồng.
Phối hợp kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thị xã Tịnh Biên và Tri Tôn (Tổ 389): kiểm tra 08 vụ và tạm giữ hàng hoá 35 bao đường cát trắng.
Phối hợp liên ngành trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh An Giang: khám 04 phương tiện ô tô tải phát hiện và tạm giữ hàng hoá: 5.000 kg hạt cà phê; 1.000 kg vỏ quế khâu.
Phối hợp tham gia Đoàn Kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch bệnh gia súc – gia cầm năm 2024, kết quả kiểm tra 03 chợ, cụ thể: 24 sạp bán thịt heo, 05 sạp bán thịt bò, 06 sạp bán gia cầm làm sẵn, đông lạnh, các hộ kinh doanh đều thực hiện tốt vệ sinh thú y, tuy nhiên nhắc nhở 03 hộ bán gia cầm làm sẵn không có dấu kiểm soát giết mổ.
Phối hợp kiểm tra gia súc, gia cầm: Kiểm tra 07 lò giết mổ heo và 08 quầy bán thịt heo; Không phát hiện vi phạm.
Kiểm tra đột xuất: kiểm tra, phát hiện 01 vụ vi phạm, đang xử lý (1.440 kg đường cát).
Thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 trên địa bàn TP. Long Xuyên kiểm tra 05 cơ sở sản xuất thực phẩm, không phát hiện vi phạm.
Kết quả đạt được
Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị đã giúp cho công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của tỉnh tiếp tục được tăng cường; các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm luôn quan tâm, có trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, nâng cao uy tín của đơn vị, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Các ban ngành và thành viên Ban Chỉ đạo đã tích cực hưởng ứng tham gia, chỉ đạo theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Hoạt động truyền thông được thực hiện lồng ghép trong các đợt thanh, kiểm tra, tuyên truyền các nội dung: hướng dẫn bảo quản thực phẩm, không sử dụng hàn the trong sản xuất, chế biến thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Công tác kiểm tra liên ngành, chuyên ngành, các thành viên đã tham gia tích cực, thực hiện nghiệp vụ theo đúng sự phân công của Trưởng đoàn, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực công tác, không gây phiền hà cho đối tượng kiểm tra. Đoàn kiểm tra thực hiện việc kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm đúng nội dung và đúng đối tượng kiểm tra và đã đạt được mục tiêu đã lập ra trong Kế hoạch kiểm tra của Đoàn kiểm tra.
Tồn tại, hạn chế
Phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ lẻ, phân tán rộng trên địa bàn tỉnh và liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân; công nghệ sản xuất, chế biến thực phẩm còn thủ công nên việc bảo đảm an toàn thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn.
Một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về an toàn thực phẩm. Chủ cơ sở nhỏ lẻ rất yếu về kiến thức an toàn thực phẩm.
Việc bố trí, phân công cán bộ của Sở Công Thương, Phòng KT/KT&HT, UBND cấp huyện, cấp xã trực tiếp làm công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm ngành Công thương rất ít và đều là kiêm nhiệm, thiếu ổn định, chưa đủ số lượng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ kiểm tra chuyên ngành còn mỏng lại phân tán, việc quản lý an toàn thực phẩm đối với hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ ở xã còn rất khó để thực hiện.
Nguồn ngân sách nhà nước phân bổ cho công tác quản lý về an toàn thực phẩm hàng năm còn rất hạn chế.
Hoạt động bán hàng đa cấp được thực hiện thông qua mạng lưới. Những người tham gia cá nhân, không có địa điểm kinh doanh cố định gây khó khăn cho công tác giám sát, kiểm tra, đồng thời dễ phát sinh những diễn biến phức tạp. Hiện chưa có quy định về địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tại địa phương. Do đó, các doanh nghiệp thường tổ chức hội thảo, đào tạo tại nhà riêng hoặc quán cà phê gây khó khăn trong công tác giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Công tác rà soát, thống kê số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc diện ký cam kết ATTP theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 tại các địa phương còn gặp khó khăn, hạn chế, do cơ sở hoạt động không ổn định, địa bàn rộng.
Quá trình Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm triển khai và vận hành hệ thống quản trị an toàn thực phẩm từ tỉnh đến xã còn gặp một số khó khăn như sau Chưa đồng nhất đơn vị tính của tiền tệ (giá trị đồng, nghìn đồng) giữa form nhập liệu và bảng PDF khi xuất dữ liệu; Khi chỉnh sửa số liệu nhập, có đôi khi thủ thuật toán cộng lại chưa đúng; Quản lý tài khoản báo cáo: cần nghiên cứu cách quản lý tài khoản trong trường hợp tài khoản mở không được do đăng nhập sai hoặc quên password. Vì hiện nay, khi gặp sự cố này thì liên hệ với Cục An toàn thực phẩm để được hỗ trợ. Điều này dẫn đến bị động về thời gian khi gửi báo cáo.
PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2024
Công tác chỉ đạo, điều hành triển khai chính sách, pháp luật
Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm các cấp.
Thực hiện nghiêm Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Tiếp tục tham mưu thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW ngày 26/12/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Thực hiện tốt các hoạt động chỉ đạo trong các dịp lễ hội trên toàn tỉnh.
Tổ chức họp Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm định kỳ, đột xuất khi có các vấn đề về an toàn thực phẩm phát sinh và tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá công tác bảo đảm An toàn thực phẩm.
Công tác thông tin, tuyên truyền
Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm.
Đẩy mạnh tuyên truyền cả về hình thức lẫn nội dung trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các nhóm đối tượng. Trong đó đặc biệt chú trọng đưa tin về hoạt động, các vụ vi phạm an toàn thực phẩm góp phần cảnh báo, răn đe các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm có hành vi vi phạm.
Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Lập kế hoạch và triển khai thực hiện đợt kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ thị trường Tết Trung thu, hậu kiểm và đột xuất.
Tiếp tục thực hiện hoạt động kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi, thực phẩm.
Tổ chức Đoàn công tác khảo sát, hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành công thương duy trì điều kiện ATTP năm 2024; trong đó, sẽ thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng của các sản phẩm thực phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý
Trên đây là báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh về an toàn thực phẩm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm 6 tháng đầu năm 2024 và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024./.
Nguồn: Báo cáo số 220/BC-BCĐLNTATTP ngày 22/8/2024 của Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh về an toàn thực phẩm tỉnh An Giang.
|