Cổng thông tin điện tử sở y tế tỉnh an giang

Khám chữa bệnh

Nghiên cứu khoa học đánh giá kết quả điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị tại phòng khám ngoại trú Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang năm 2018

04:26 15/07/2019

I. Đặc điểm tình hình: Tính từ khi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở xã Vọng Thê vào tháng 12 năm 1996 đến tháng 12/2017 trên địa bàn huyện Thoại Sơn đã có 588 trường hợp nhiễm HIV, chuyển AIDS 467 và tử vong 247 cas. Hiện nay 17/17 xã, thị trấn trong toàn huyện đều có cas nhiễm HIV HIV/AIDS, tập trung nhiều ở thị trấn Núi Sập, xã Vĩnh Trạch, thị trấn Phú Hòa và thị trấn Óc Eo.

Nhằm đáp ứng công tác điều trị, Phòng khám và điều trị ARV ngoại trú thuốc Trung tâm Y tế Thoại Sơn khánh thành ngày 21/06/2016. Tất cả các trường hợp được xác định nhiễm HIV/AIDS đều được tư vấn đưa vào điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Qua hơn 2 năm hoạt động phòng khám đã tiếp nhận 86 người bệnh từ nơi khác chuyển đến, thu dung tại chổ 104 người bệnh, chuyển đi nơi khác 56 người bệnh, 04 người bệnh bỏ trị, 05 người bệnh được chuyển tuyến trên thay đổi phác đồ với lý do thất bại điều trị. Hiện nay Phòng khám đang quản lý điều trị 174 người bệnh.

Trong quá trình tổ chức quản lý, điều trị HIV/AIDS và can thiệp làm giảm tác hại của dịch HIV/AIDS, TTYT cũng nhận được sự tài trợ của nhiều tổ chức quốc tế, sự quan tâm của ngành dọc, sự chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ của các ban nganh và UBND các xã, thị trấn kể cả cộng tác viên và người nhà người bệnh, cùng sự nổ lực của các cán bộ quản lý chương trình và cán bộ Phòng khám điều trị ARV ngoại trú. Tuy nhiên, trong quản lý còn gặp không ít khó khăn như cán bộ chương trình đều kiêm nhiệm nên chưa đầu tư nhiều cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS, một số người nhiễm khai không đúng địa chỉ nên việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn, tiếp viên phục vụ các dịch vụ vui chơi giải trí thường xuyên di chuyển biến động, đo đó công tác tiếp cận và can thiệp chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Khi phát hiện đa phần người bệnh ở giai đoạn muộn khi đã chuyển sang AIDS nên công tác quản lý điều trị mang lại hiệu quả kém. Theo quy định phòng khám và điều trị ARV thuộc Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn chỉ được phép điều trị ARV bậc 1, các trường hợp điều trị không hiệu quả chuyển phác đổ điều trị phải chuyển tuyến trên. Do đó, theo dõi, chăm sóc, đánh giá kết quả điều trị là việc hết sức cần thiết nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người đang điều trị, nhất là các trường hợp không đáp ứng điều trị phải chuyển tuyến trên để thay đổi phác đồ điều trị. Với lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị tại Phòng khám ngoại trú thuộc Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, năm 2018”.

II. Mục đích yêu cầu đề tài, sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật:

- Đánh giá kết quả điều trị ARV của người bệnh nhiễm HIV/AIDS đang điều trị tại Phòng khám ngoại trú Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

- Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ARV của người bệnh nhiễm HIV/AIDS đang điều trị tại phòng khám ngoại trú trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

III. Hiệu quả:

Qua khảo sát 174 trường hợp nhiễm HIV/AIDS được thu dung điều trị tại Phòng khám ngoại trú, chúng tôi chọn được 100 mẫu nghiên cứu có đủ điều kiện để thực hiện đề tài. Qua nghiên cứu 100 mẫu, chúng tôi có kết quả về các đối tượng như sau:

3.1 Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu

- Nhóm tuổi: ≤ 39: 77%; > 39: 23%

- Giới tính: Nam: 56%; nữ: 44%

- Ghép nhóm theo người sống chung: Sống độc thân: 62%; Sống với người thân: 38%.

- Kinh tế gia đình: Hộ nghèo/Cận nghèo: 39%; trung bình trở lên: 61%

- Bảo hiểm y tế: Có BHYT 100%; Không BHYT 0%

- Đồng đẳng viên trợ giúp: Có 97%; Không 03%

3.1.2  Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

- Tuân thủ điều trị: Tuân thủ: 98%; Không tuân thủ: 02%

- Thời gian điều trị: ≥ 12 tháng - < 24 tháng: 41%; ≥ 24 tháng: 59%

- Phác đồ điều trị: 1D: 04%; 1F: 76%; khác: 20%

- Cân nặng thay đổi: Tăng cân: 65%; Không tăng cân: 35%

-Dị ứng thuốc:Có:04%; Không: 96%

- Bệnh nhiễm trùng cơ hội: Có: 09%; Không 96%

- Đáp ứng điều trị (lâm sàng): Có: 96%; Không: 04%

3.1.3 Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

- Tải lượng virus: ≤ 200: 98%;   > 200: 02%

- Thiếu máu: Có: 17%; Không: 83%

- Tăng men gan: Có: 21%; Không: 79%

- Rối loạn chuyển hóa lipid: Có: 32%; Không: 68%

3.2 Các yếu tố liên quan với đáp ứng điều trị

- Đồng đẳng viên trợ giúp;

- Tuân thủ điều trị;

- Nhiễm trùng cơ hội;

- Tải lượng virus;

Các yếu tố tác động đến đáp ứng điều trị tạo được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

IV. Mức độ ảnh hưởng

Qua nghiên cứu chúng tôi đã xác định được nhiều yếu tố như:

- Tuân thủ điều trị: 98%

- Phát đồ điều trị 1F chiếm 76%

- Có dị ứng thuốc chiếm 04%

- Có bệnh nhiễm trùng cơ hội chiếm 09%

- Thật bại điều trị (lâm sàng): 04%

- Tải lượng virus > 200 bản sao chiếm 02%

- Tăng men gan chiếm 21%

Đây là các chỉ số quan trọng trong công tác quản lý điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS. Trong khi đó, điều trị ARV là điều trị lâu dài suốt cả cuộc đời của người bệnh, nên khi phát hiện có các yếu tố tác động xấu đến quá trình điều trị, Bác sĩ điều trị cần tìm các giải pháp để làm hạn chế tác động xấu của cá chỉ số này, vì nó sẽ làm ảnh hưởng quá trình điều trị, đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt có 04% người bệnh có thất bại điều trị về mặt lâm sàng, Bác sĩ cần đánh giá ngay quá trình điều trị để điều chỉnh lại các nội dung chưa phù hợp. Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện hiện có, cần cho đánh giá ngay số lượng tế bào T-CD4 hoặc đánh giá tải lượng virus theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế. Khi cần thiết chuyển đổi phác đồ điều trị để mang lại kết quả tốt trong quá trình điều trị người bệnh. Qua nghiên cứu này, các chỉ số tìm được có thể ứng dụng cho các phòng khám ngoại trú điều trị ARV bậc 1 ở các Trung tâm Y tế huyện.

V. Kết luận

Qua nghiên cứu chúng tôi đã tìm được tỷ lệ người bệnh có đồng đẳng viên trợ giúp là 97%, cao hơn một nghiên cứu khác năm 2017 cũng tại phòng khám điều trị ngoại trú ARV Thoại Sơn chỉ đạt tỷ lệ 62,2%. Đây là kết quả can thiệp của Cán bộ Phòng khám và điều trị ngoại trú ARV phối hợp với đồng đẳng viên ở các xã, thị trấn để hỗ trợ người bệnh. Qua can thiệp đã nâng tỷ lệ đồng đẳng viên trợ giúp, từ đó nó cũng đã tác động làm tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị từ 95,8% lên 98%. Đây là điểm mới cũng là điểm sáng tạo của Phòng khám và điều trị ngoại trú ARV thuộc Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn trong việc kết hợp với nhân viên y tế công đồng ở địa bàn. Cũng qua nghiên cứu này chúng tôi đã tìm ra được tỷ lệ thất bại trong điều trị về mặt lâm sàng là 04%. Đây là chỉ số quan trọng đánh giá kết quả điều trị, hướng cho Bác sĩ tìm các giải pháp để khống chế theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, nhằm giúp người bệnh có kết quả điều trị tốt hơn và công tác điều trị của chương trình đạt kết quả cao hơn.

Trên đây là 2 chỉ số quan trọng, cùng với các chỉ số khác mà đề tài đã tìm ra được mang tính khả thi, có thể áp dụng cho tất cả Phòng khám và điều trị ARV bậc 1 trong việc quản lý và điều trị người bệnh HIV/AIDS ngày càng tốt hơn.

BS.CKII Phạm Bửu Hoàng

Nguyên Phó Giám đốc, TTYT Thoại Sơn

 

Văn phòng Sở Y tế An Giang