Mức độ gia tăng các nguồn nước thải hiện nay ngày càng lớn, rộng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước. Gần đây, quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, nhưng cơ sở hạ tầng lại phát triển không cân xứng, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải trong quá trình sinh hoạt của các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp chưa đáp ứng đủ hết, nên các chất tẩy rửa, hóa chất; thậm trí cả chất thải từ cơ thể người ra môi trường. Nhưng đáng kể hơn cả là những hệ lụy do sản xuất công- nông- ngư nghiệp gây ra. Trong nông nghiệp ngoài việc sử dụng thuốc bảo vê thực vật (BVTV) phun trên đồng ruộng gây ô nhiễm, thì tình trạng võ bao bì, chai lọ vứt bừa bải diễn ra ngày càng phức tạp ở nhiều địa phương có sự phát triển mạnh về sản xuất nông nghiệp. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, trong các bao bì, võ đựng thuốc BVTV đã qua sử dụng, lượng thuốc còn sót lại khoảng 2%. Vã lại phần lớn chúng được làm từ ni lông, nhựa nên rất khó phân hủy. Nếu bị vùi xuống lòng đất, thuốc BVTV dễ ngấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Theo kết quả khảo sát, các chất thải sinh hoạt và chất thải nông nghiệp đều không phân loại tại nguồn, không qua xử lý mà được thải thẳng ra môi trường, nên gây tồn động tại kênh rạch. Các chất tồn dư thức ăn ở lồng bè, nước thải từ ao nuôi trong ngư nghiệp cũng góp phần tác động không nhỏ đến sự ô nhiễm. Còn ở các các khu công nghiệp (KCN) thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thỉnh thoảng chúng ta nghe đâu đó có xả thải trộm nước ở khu công nghiệp ra sông, suối làm biến đổi màu sắc của dòng nước, bốc mùi hôi tanh bởi những chất hữu cơ độc hại; làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hủy diệt loài thủy sản tại nơi đó.

Vấn đề thải nước bẩn, rác bẩn qua sản xuất, sinh hoạt ngày càng nhiều và chưa qua xử lý, khiến cho sự suy thoái môi trường sống ngày càng nặng nề thêm. Nếu con người hàng ngày tiếp xúc, sử dụng nguồn nước này sẽ bị rối loạn tim mạch, bệnh về da, nhiễm khuẩn, bệnh về máu, thần kinh. Đáng ngại hơn là việc chúng tích lũy từ từ rồi đến khi phát hiện bệnh thì đã muộn. Tiêu biểu là gây ra bệnh ung thư, đột biến gen. Từ đó, làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt người dân, gia tăng gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng, gây suy yếu giống nòi; ảnh hưởng đến sự phát kinh tế bền vững của toàn xã hội.
Theo đánh giá của Ủy ban tài nguyên thiên nhiên Liên hợp quốc, tài nguyên nước đang ngày càng cạn kiệt và điều kiện vệ sinh của nước đang là một vấn đề sinh tử của con người. Tuy nhiên, sự ô nhiễm nguồn nước hiện nay tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn khắc phục được. Vậy, vì sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng, mọi người hãy chung tay bảo vệ nguồn nước sạch, vì đó chính là cuộc sống của chúng ta hôm nay, cũng như gìn giữ cho thế hệ con cháu mai sau./.
Nguyễn Minh Thời
TTYT Tịnh Biên
|