Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay, nhiều địa phương đã ghi nhận các ca bệnh truyền nhiễm, như: các bệnh viêm đường hô hấp, bạch hầu, sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, tiêu chảy, đau mắt đỏ... Mặt khác trẻ ở lứa tuổi mầm non, tiểu học trong những ngày đầu nhập trường chưa kịp làm quen với môi trường mới, giờ giấc sinh hoạt, ăn uống, vui chơi bị đảo lộn. Trẻ mới học mẫu giáo quấy khóc nhiều, ăn uống kém, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ bị các loại vi khuẩn tấn công, nguy cơ nhiễm bệnh là rất lớn. Nguyên nhân do trẻ từ các gia đình, các môi trường sống khác nhau có thể đã mang mầm bệnh, nay bắt đầu tập trung vào một không gian lớp học, cùng nhau sinh hoạt, ăn uống bán trú… dẫn đến việc dễ lây lan. Với những trẻ chưa có miễn dịch và chưa tiêm phòng vắc xin đầy đủ thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt là sởi, tay chân miệng là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao trong trường học; nếu cơ sở giáo dục mầm non không thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Để phòng chống dịch, bệnh trong mùa tựu trường, các cơ sở giáo dục cần huy động lực lượng tham gia vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng dẫn học sinh rửa tay đúng cách, thực hiện diệt lăng quăng, bọ gậy. Kết hợp với ngành y tế địa phương thực hiện một số giải pháp sau:
- Một là: Thực hiện tốt tốt vệ sinh môi trường trường học, lớp học sạch sẽ, vệ sinh tại hộ đình; thường xuyên lau chùi các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vị cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà bông hoặc các chất tẩu rửa thông thường;
- Hai là: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà bông và nước sạch, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
- Ba là: Đưa trẻ đi tiêm đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin như: sởi, ho gà, thủy đậu, cúm);
- Bốn là: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống chín. Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây; duy trì vận động, thể dục thể thao thường xuyên nhằm giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng;
- Năm là: Phòng ngừa muỗi chích tại lớp và tại nhà bằng cách mặt quần áo dài tay, ngủ mùng, sử dụng bình xịt muỗi, kem xua muỗi, dọn dẹp các vật dung chứa nước không cần thiết, diệt loăng quăng thường xuyên;
- Sáu là: Hạn chế tiếp xúc với người khác khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, chủ động thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời./.
Nguyễn Minh Thời
TTYT Tịnh Biên
|