Cổng thông tin điện tử sở y tế tỉnh an giang

Chuyển đổi số & Đề án 06/CP

Sở Y tế An Giang ban hành Kế hoạch triển khai chuyển đổi số ngành Y tế năm 2024, định hướng đến năm 2030.

10:50 22/07/2024

Ngày 19/7/2024, Ông Trần Quang Hiền – Giám đốc Sở Y tế An Giang đã ký ban hành Kế hoạch số 74/KH-SYT về việc ban hành Kế hoạch triển khai chuyển đổi số ngành Y tế năm 2024, định hướng đến năm 2030.

MỤC TIÊU

Chủ đề chuyển đổi số năm 2024: Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”

Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về phát triển hạ tầng, nền tảng số để đảm bảo đáp ứng cho việc xây dựng, phát triển chính quyền số, chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng. Tập trung xây dựng, từng bước hoàn thiện nền tảng, phát triển cơ sở dữ liệu của ngành phục vụ cho xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn an ninh thông tin.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh từ bệnh viện tuyến tỉnh đến tuyến huyện. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với các nhiệm vụ của Đề án 06/CP.

Mục tiêu năm 2024: Căn cứ mục tiêu trong Chương trình Chuyển đổi số tỉnh An Giang và mục tiêu phát triển Chuyển đổi số của ngành, Sở Y tế xác lập mục tiêu cụ thể phải đạt trong năm 2024 như sau:

Nhận thức số

100% các trang, cổng thông tin điện tử của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế thường xuyên cập nhật chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số, Đề án 06;

100% các đơn vị trực thuộc Sở xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia.

Chính quyền số:

100% hồ  sơ công việc được quản lý, xử  lý và luân chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (Trừ  hồ  sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

100% văn bản (trừ văn bản mật) được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số theo quy định.

100% dịch vụcông trực tuyến được thiết kế, thiết kế  lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.

100% dịch vụ công trực tuyến có đủ điều kiện theo quy định được công bố áp dụng dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

60% dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực y tế thực hiện ở mức độ 4.

100% đơn vị y tế trực thuộc khai thác CSDL dùng chung ngành y tế.

95% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC của Sở

Kinh tế số, xã hội số

Có thêm ít nhất 01 cơ sở khám, chữa bệnh đạt Bệnh án điện tử.

100% bệnh viện sử dụng hóa đơn điện tử;

85% cơ sở khám, chữa bệnh triển khai đăng ký khám, chữa bệnh trực tuyến.

55% các cơ sở y tế triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt;

55% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai tư vấn KCB từ xa;

Hạ tầng số

100% hệ thống mạng LAN tại các đơn vị đã đáp ứng được chuyển đổi sang dải mạng Ipv6, các đơn vị trực thuộc Sở có mạng nội bộ (LAN) đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn thông tin và sẵn sàng đáp ứng cho chuyển đổi sang dải Ipv6.

Dữ liệu số

100% các cơ sở khám, chữa bệnh có ký hợp đồng với bảo hiểm y tế phải cập nhật dữ liệu nhóm thông tin cơ bản về y tế vào cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm theo quy định;

90% các cơ sở khám, chữa bệnh phải triển khai giải pháp truyền tải dữ liệu hồ sơ sức khoẻ, dữ liệu khám chữa bệnh của người dân tới các kho dữ liệu của Sở Y tế, Bộ Y tế khi có yêu cầu.

Về nhân lực số

100% các bệnh viện hình thành hệ thống tổ chức chuyên trách CNTT: có phân công cán bộ chuyên trách CNTT; thành lập phòng hoặc tổ CNTT.

100% các nhân viên y tế được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản hằng năm và có nhân sự chuyên trách CNTT tại chỗ.

Mục tiêu định hướng đến năm 2030

100% dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực y tế được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

100% hồ sơ công việc tại Sở Y tế (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

100% các hệ thống thông tin y tế có yêu cầu chia sẻ, kết nối thông tin được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu y tế; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu y tế.

100% người dân được sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh thông minh.

100% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử và sử dụng thường xuyên.

Phát triển các ứng dụng trên thiết bị thông minh đáp ứng nhu cầu sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số của các cơ quan, tổ chức.

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

Nhận thức số

100% các trang, cổng thông tin điện tử của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế thường xuyên cập nhật chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số, Đề án 06.

100% các đơn vị trực thuộc Sở xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia (ngày 10/10).

Tham gia vào kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác (Zalo Offical “Chuyển đổi số quốc gia”, “Làng số”).

Thể chế số

Thường xuyên tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực CNTT y tế theo quy định của các văn bản luật mới ban hành.

Thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý, thu thập và sử dụng cơ sở dữ liệu y tế.

Triển khai các hướng dẫn, quy định về xác thực điện tử trong ngành y tế.

Hạ tầng số

Triển khai hệ thống chữ ký số, chữ ký điện tử tại cơ quan Sở Y tế và các cơ sở y tế.

Từng bước nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất về CNTT nhằm đáp ứng được điều kiện để triển khai các hệ thống ứng dụng trong ngành (bệnh án điện tử, LIS, HIS, PACS, khám chữa bệnh từ xa,...).

Hoàn thiện hệ thống kết nối trực tuyến và vận hành thường xuyên đảm bảo chất lượng trong công tác hội họp, tập huấn, hội chẩn từ xa.

100% các đơn vị trực thuộc Sở có mạng nội bộ (LAN) đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn thông tin và sẵn sàng đáp ứng cho chuyển đổi sang dải IPv6.

Dữ liệu số

Duy trì, đẩy mạnh việc trích, chuyển dữ liệu KCB BHYT đến cổng tiếp nhận dữ liệu của Bộ Y tế và cổng tiếp nhận dữ liệu của cơ quan BHXH theo đúng quy định.

Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức triển khai số hóa dữ liệu y tế (bệnh án điện tử, hình ảnh số y khoa, xét nghiệm, ...) và cung cấp dữ liệu khám chữa bệnh cho các nền tảng số y tế. Đảm bảo kết nối, nền tảng kỹ thuật, liên thông, chia sẻ dữ liệu theo quy định;

Thực hiện xây dựng, kết nối, chia sẻ các dữ liệu dùng chung, dữ  liệu ngành y tế phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và công khai minh bạch thông tin của các đơn vị khám chữa bệnh cho người dân, doanh nghiệp. 100% thông tin, thành phần hồ sơ của tổ chức, cá nhân thực hiện giải quyết TTHC tại các đơn vị được số hóa và lưu trữ vào Kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân để tái sử dụng;

Nghiên cứu phát triển hệ thống hỗ trợ ra quyết định y học lâm sàng từ hệ thống thông tin quản lý bệnh viện (HIS) tại mỗi đơn vị.

Nền tảng số

Tối thiểu  95% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của các đơn vị được thực hiện trên nền tảng phần mềm Quản lý văn bản VNPT-iOffice.

Tập trung phát triển và sử dụng 04 nền tảng số y tế được Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 2955/QĐ-BYT ngày 28/10/2022 phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số y tế thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cụ thể:

+ Nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử;

+ Nền tảng Quản lý tiêm chủng;

+ Nền tảng Hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa;

+ Nền tảng Trạm y tế xã;

Triển khai có hiệu quả một số những phần mềm chuyên ngành khác như: quản lý đường dây nóng, quản lý bệnh không lây nhiễm, quản lý nhân sự, báo cáo thống kê y tế,...

Thuê dịch vụ CNTT “Hệ thống CSDL và  nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu ngành Y tế tỉnh An Giang.”

Nhân lực số

Kiện toàn tổ chức bộ máy của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin để tăng cường thực hiện nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số (theo Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 26/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi phát luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”).

An toàn thông tin, an ninh mạng

Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống mã độc đối với hệ thống an toàn, an ninh thông tin mạng tại đơn vị.

Xây dựng và phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ cho 100% hệ thống thông tin của các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh, triển khai đầy đủ phương án bảo vệ theo Hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt, có phương án ứng cứu xử lý sự cố tấn công mạng theo quy định tại Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

Kiểm tra, đánh giá các hệ thống thông tin của các cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai “Bệnh án điện tử” trên địa bàn tỉnh đầy đủ các nội dung theo quy định tại Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT ngày 12/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đăng ký đánh giá gán nhãn tín nhiệm mạng tại các trang, cổng thông tin điện tử của đơn vị y tế.

Chính phủ số

Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, đẩy mạnh thực hiện số hóa, tái sử dụng kết quả số hóa và khai thác tài liệu điện tử trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Triển khai chính thức “Hệ thống CSDL và nền tảng tổng họp phân tích dữ liệu ngành y tế” đồng thời kết nối với IOC cấp tỉnh, cấp huyện phục vụ công tác theo dõi, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, làm cơ sở mở rộng đến tất cả địa phương.

Thực hiện chiến lược chuyển đổi số "4 không 1 có" là làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung nhiều, dịch vụ công không gặp mặt; thanh toán không tiền mặt và dữ liệu có số hóa.

Kinh tế số

Phát triển kinh tế số trong y tế với trọng tâm là thúc đẩy các cơ sở khám chữa bệnh trong ngành y tế tăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản trị cũng như cung cấp dịch vụ y tế, tăng cường trải nghiệm, nâng cao tiện ích cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ y tế:

+ Triển khai hệ thống phần mềm HIS (Hệ thống quản lý bệnh viện), LIS (Hệ thống thông tin quản lý phòng xét nghiệm), RIS/PACS (Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh trong y khoa), EMR (Bệnh án điện tử) tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế bảo đảm khả năng kết nối liên thông, chia sẻ, tích hợp dữ liệu, đồng thời bảo đảm khả năng kết nối liên thông với tất cả các trang thiết bị hiện có trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (máy xét nghiệm, máy chẩn đoán hình ảnh, các màn hình tương tác, các thiết bị cầm tay cá nhân...) trên mạng nhằm nâng cao khả năng tự động hóa;

+ Xây dựng mô hình “Bệnh viện thông minh”;

+ Triển khai hồ sơ bệnh án điện tử các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Thực thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt;

+ Triển khai Nền tảng Hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa;

+ Liên thông đơn thuốc điện tử và bán thuốc theo đơn điện tử;

+ Phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khám chữa bệnh;

+ Triển khai Nền tảng Trạm Y tế xã, tiêm chủng mở rộng.

Xã hội số

Mỗi người dân có một danh tính số: triển khai phổ cập cho người dân sử dụng ứng dụng VNeID, là danh tính số, có giá trị tương đương thẻ Căn cước công dân dùng để đăng ký khám chữa bệnh BHYT;

Mỗi người dân trưởng thành có một tài khoản dịch vụ công trực tuyến: phổ cập cho người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, sử dụng tài khoản VNeID để truy cập các Cổng dịch vụ công.

Mỗi người dân có một Hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân: tổ chức, hướng dẫn các cơ sở y tế và người dân sử dụng thông tin Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng định danh điện tử VNeID.

Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, mô hình triển khai y tế thông minh tại các tỉnh, thành trên cả nước.

Tham gia mạng lưới nhân lực thực hiện chuyển đổi số y tế thống nhất từ cấp trung ương đến cơ sở.

Danh mục cụ thể nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số năm 2024: (Phụ lục 2 danh mục nhiệm vụ kèm theo Kế hoạch số 74/KH-SYT ngày 19/7/2024 của Sở Y tế An Giang)

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Ngành Y tế tỉnh An Giang đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo triển khai Chương trình chuyển đối số, phát triển Chính quyền số do Giám đốc làm Trưởng ban, Phó Giám đốc Sở phụ trách CNTT cùng Chánh Văn phòng Sở làm Phó Trưởng ban, các đồng chí lãnh đạo các đơn vị y tế trực thuộc làm thành viên Ban chỉ đạo.

Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

Hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố triển khai phần mềm Hệ thống thông tin quản lý Dân số - KHHGĐ về đến cấp xã để khai thác thông tin, số liệu về dân số và tham mưu cho các cấp Ủy đảng, chính quyền kịp thời. Đồng thời, chia sẻ đến các ban, ngành có liên quan, nhằm phục vụ công tác báo cáo và dự báo về dân số tại cấp xã.

Từng bước rà soát, triển khai các ứng dụng trên thiết bị thông minh cho Cộng tác tác viên dân số thực hiện việc cập nhập dữ liệu về dân số - KHHGĐ tại địa bàn quản lý.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm.

Tham gia thực hiện, quản lý, cung cấp dữ liệu chuyên ngành an toàn thực phẩm vào cổng dữ liệu ngành.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực: Y tế dự phòng; môi trường y tế; phòng chống HIV-AIDS; truyền thông y tế.

Phòng Y tế/Văn phòng UBND huyện, thị, thành phố (phối hợp)

Căn cứ các nhiệm vụ của các đơn vị y tế được phân công, tham mưu UBND huyện, thị, thành phố phối hợp tổ chức triển khai và hỗ trợ kịp thời các cơ sở y tế trong địa bàn.

Rà soát các văn bản pháp luật còn hiệu lực để tiến hành kiểm tra, giám sát các nghĩa vụ của các cơ sở y tế bắt buộc phải thực hiện (kết nối dữ liệu đơn thuốc điện tử, dược quốc gia, bảo hiểm y tế,…).

Các cơ sở khám, chữa bệnh

Tiến hành kiểm tra, rà soát cơ sở hạ tầng CNTT, đảm bảo có đầy đủ hạ tầng CNTT phục vụ cho công tác quản lý và hoạt động chuyên môn và đáp ứng yêu cầu khi triển khai hệ thống phần mềm Bệnh án điện tử tại đơn vị;

Có cán bộ chuyên trách về CNTT, rà soát, xây dựng các quy định, quy chế về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, hoạt động chuyên môn của đơn vị. Phối hợp chặt chẽ với đơn vị  cung cấp dịch vụ CNTT và những cơ quan khác đảm bảo hiệu quả của việc trích chuyển dữ  liệu sang cổng tiếp nhận dữ liệu của Bộ Y tế và cơ quan BHXH.

Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế

Tiến hành kiểm tra, rà soát cơ sở hạ tầng CNTT, đảm bảo có đầy đủ hạ tầng CNTT phục vụ cho công tác quản lý và hoạt động chuyên môn và đáp ứng yêu cầu khi triển khai hệ thống phần mềm Bệnh  án điện tử tại đơn vị; có cán bộ chuyên trách về CNTT. Rà soát, xây dựng các quy định, quy chế về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, hoạt động chuyên môn của đơn vị. Phối hợp chặt chẽ với đơn vị  cung cấp dịch vụ CNTT và những cơ quan khác đảm bảo hiệu quả của việc trích chuyển dữ  liệu sang cổng tiếp nhận dữ liệu của Bộ Y tế và cơ quan BHXH.

Trung tâm Y tế các huyện, thị, thành phố  chịu trách nhiệm đôn đốc các Trạm Y tế trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động của phần mềm y tế cơ sở, quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, phần mềm báo cáo thống kê điện tử và các phần mềm chuyên ngành khác. Dự trù kinh phí cho hoạt động chuyển đổi số theo qui định.

Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số về Sở Y tế.

Trên đây là Kế hoạch Chuyển đổi số, phát triển chính quyền số và Ứng dụng công nghệ thông tin ngành Y tế tỉnh An Giang năm 2024, định hướng đến năm 2030./.

Nguồn: Kế hoạch số 74/KH-SYT ngày 22/7/2024 của Sở Y tế An Giang

 

Tài Liệu đính kèm:Tải về

Văn phòng Sở Y tế An Giang