Cổng thông tin điện tử sở y tế tỉnh an giang

Thông tin sức khỏe

Dinh dưỡng điều độ giữ gìn sức khoẻ ngày Tết

04:09 29/01/2024

Ngày Tết, việc cúng lễ thường diễn ra trước bữa ăn, thông thường các gia đình thường làm mâm cỗ để cúng gia tiên và thổ công. Từ lúc chuẩn bị các thực phẩm, chế biến món ăn, bày mâm cỗ cúng lễ đến khi ăn thường mất thời gian khá lâu khoảng 1 - 2 giờ, đồng thời trong khi cúng lễ thức ăn không được che đậy. Một số người còn quan niệm rằng, những thức ăn sau khi cúng hay ưu tiên cho người già và trẻ em.

Ngày tết, việc “hiếu - nghĩa” theo phong tục của người Việt Nam rất đáng tôn trọng và gìn giữ. Phong tục đó thực sự có ý nghĩa hơn khi các cháu nhỏ và mọi người trong gia đình có sức khỏe được đảm bảo, không bị xảy ra các vụ ngộ độc về thực phẩm mang lại. Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong khi chế biến, bảo quản là rất quan trọng, không ăn thức ăn khi nghi ngờ ôi thiu. Vì vậy, để giữ sức khỏe cho người già và trẻ em cần ăn ngay khi món ăn vừa nấu chín.

* Dinh dưỡng: chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển cơ thể và giữ gìn sức khỏe của con người. Ở mỗi thời kỳ phát triển của một đời người, nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của sức khỏe.

Bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là bữa ăn cung cấp đầy đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin và đủ nước cho cơ thể. Trong khẩu phần ăn có các chất sinh năng lượng là chất bột, đạm, béo, rau xanh và hoa quả chín cung cấp vitamin và chất xơ. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng thay đổi theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý.

Bữa ăn cân đối là bữa ăn trong đó các chất dinh dưỡng cân đối hợp lý. Khẩu phần năng lượng từ chất bột chiếm 58%, chất đạm là 16%, chất béo là 26%.

Muốn đảm bảo một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng và cân đối, chúng ta cần thực hiện đa dạng hóa bữa ăn, sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Phối hợp thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật, ví dụ không chỉ ăn thịt, cá, mà còn ăn đậu phụ, vừng lạc, rau và hoa quả.

Vậy dinh dưỡng lành mạnh là dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, hợp lý và đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn, đồ uống phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không trở thành nguồn gây bệnh.

Hoạt động thể lực (HĐTL) là bất kỳ chuyển động cơ thể do cơ và xương tạo ra, trong quá trình thực hiện có sự biến đổi làm tăng nhịp tim, nhịp thở và gây tiêu hao năng lượng. Hoạt động thể lực được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như: tham gia vào các công việc lao động hàng ngày, hoạt động vui chơi, luyện tập thể dục thể thao và đi lại... Các Hoạt động thể lực của bao gồm: giờ thể dục, vui chơi giải trí, thể thao, các trò chơi vận động và các hoạt động trong thời gian đi bộ, chạy nhảy hoặc đi xe đạp đến và các hoạt động, dã ngoại, tập luyện các môn thể thao…

Hoạt động thể lực càng kéo dài, hiệu quả càng lớn nhưng cường độ và thời gian hoạt động thể lực phải phù hợp tình trạng tâm sinh lý và sức khỏe của từng người.

Thực hành dinh dưỡng hợp lý ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Hạn chế , uống đồ ngọt như bánh, kẹo, kem, chè, nước ngọt đóng chai, nước trái cây có thêm đường…nhất là trước khi ăn cơm và trước khi đi ngủ để phòng chống, béo phì. Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo như thịt mỡ, thức ăn rán ngập dầu/mỡ, phủ tạng động vật, các đồ ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên…Giảm muối và gia vị chứa nhiều muối. Nên sử dụng muối i-ốt.

Tăng cường  hoạt động thể lực. Tham gia chơi các trò chơi vận động trong Tham gia các hoạt động thể thao. Tích cực làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, công việc làm bếp. Không nên lười vận động như ngồi lâu xem tivi, chơi trò chơi điện tử, dùng máy tính.

Ds. Trần Văn Chí

TTYT Phú Tân

 

Văn phòng Sở Y tế An Giang