Cổng thông tin điện tử sở y tế tỉnh an giang

Thông tin sức khỏe

Bệnh tăng huyết áp và biện pháp phòng chống

08:18 09/05/2025

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.

Tại Việt Nam, tăng huyết áp gây các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim, suy thận, xuất huyết võng mạc… và là nguyên nhân hàng đầu gây ra gây ra biến cố và tử vong, chiếm trên 35% tổng số ca tử vong toàn quốc. Đặc biệt, trong 17 triệu người mắc tăng huyết áp ở cộng đồng thì có tới trên 50% chưa được phát hiện và trên 70% chưa được điều trị.

Bệnh tăng huyết áp là khi huyết áp lúc nghỉ ngơi thường xuyên cao hơn ngưỡng chẩn đoán: huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp cũng được chẩn đoán là tăng huyết áp. Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó tiến triển thầm lặng. Có khoảng 90 - 95% các trường hợp tăng huyết áp không có nguyên nhân (gọi là tăng huyết áp tiên phát) và có khoảng 5- 10% số người bị có nguyên nhân (gọi là tăng huyết áp thứ phát). Tăng huyết áp thứ phát sẽ do các nguyên nhân sau đây gây ra: Bệnh thận mãn tính, hẹp động mạch chủ bẩm sinh, bệnh tuyến thượng thận; sử dụng thuốc ngừa tăng huyết ápi; bệnh của tuyến giáp, có tăng huyết ápi, nghiện rượu. Các biểu hiện thường gặp của tăng huyết áp là đau đầu, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, mắt nhìn mờ, mất ngủ, chảy máu cam, mặt đỏ, buồn nôn, nôn… Tăng huyết áp nghiêm trọng hơn có thể gây ra các triệu chứng như: mệt mỏi; buồn nôn, nôn mửa; lú lẫn; hồi hộp; đau tức ngực; run.

Tăng huyết áp ảnh hưởng trực tiếp lên mạch máu và tim, làm hỏng thành mạch máu, gây tổn thương tim. Tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng sau: Bệnh mạch máu ngoại vi; Cơn đau thắt ngực; Nhồi máu cơ tim (tình trạng nguồn cung cấp máu đến tim bị tắc nghẽn, làm chết tế bào tim - là trường hợp cần cấp cứu, thời gian càng lâu tổn thương tim càng lớn); Đột quỵ xuất huyết não (khi mạch máu não bị vỡ do áp lực tăng cao; Đột quỵ nhồi máu não (khi động mạch cung cấp máu đến não bị tắc nghẽn, dẫn đến tế bào não chết đi nhuyết ápnh chóng). Ngoài ra, tăng huyết áp còn có các biến chứng tổn thương đáy mắt như mờ mắt, xuất huyết và xuất tiết ở võng mạc, phù gai thị dẫn đến mù lòa.

Các yếu tố nguy cơ sau đây sẽ gây tăng huyết áp gồm: Ăn mặn; Hút thuốc lá, thuốc lào; Tiểu đường; Rối loạn mỡ máu; Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp; Tuổi cao; Thừa cân, béo phì; Uống nhiều bia, rượu;  Ít vận động thể lực; Căng thẳng, lo âu quá mức. Để phát hiện tăng huyết áp điều cần thiết là phải đo huyết áp thường xuyên. Khi phát hiện tăng huyết áp, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị sớm, tích cực bằng phác đồ thích hợp để nhuyết ápnh chóng đạt huyết áp mục tiêu. Theo dõi huyết áp thường xuyên, nếu sau khi điều trị 01 tháng mà không đạt huyết áp mục tiêu thì đến cơ sở y tế khám để được tư vấn và tăng huyết ápy đổi phác đồ phù hợp. Khi huyết áp đã ổn định thì khám và theo dõi định kỳ mỗi 1-3 tháng 1 lần. Bên cạnh đó bệnh nhân cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc để giảm bớt các nguy cơ xảy ra biến chứng và duy trì mức huyết áp hợp lí.

Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5 năm 2025 với thông điệp “Ăn uống lành mạnh – Vận động đều – Kiểm soát huyết áp tốt” nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng để dự phòng tăng huyết áp và các bệnh tim mạch, tập trung vào chủ đề giảm ăn muối, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia và tăng cường hoạt động thể lực. Hướng dẫn, vận động người dân thường xuyên đo huyết áp để phát hiện sớm bệnh, đồng thời khuyến cáo đo huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất để phát hiện sớm tăng huyết áp.

Ảnh sưu tầm Internet

Để phòng bệnh chúng ta cần thực hiện lối sống lành mạnh, luôn rèn luyện để giữ được chỉ số huyết áp của mình ổn định trong ngưỡng bình thường, phòng mắc bệnh tim mạch và biến chứng do tăng huyết áp, cụ thể như sau: 

- Thường xuyên kiểm tra số đo huyết áp của mình. Đặc biệt, đối với những người trong gia đình có người thân bị cao huyết áp hoặc có tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim thì nên kiểm tra huyết áp thường xuyên ngay từ khi còn trẻ.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ trong đó kiểm tra các chỉ số xét nghiệm máu liên quan (ví dụ: đường máu, lipid máu…) để có thể kiểm soát kịp thời các yếu tố nguy cơ.

- Giảm cân nặng (nếu thừa cân).

- Không hút hoặc ngừng hút thuốc lá, thuốc lào.

- Không ăn nhiều chất béo bão hòa như: mỡ động vật, thức ăn chiên rán ở nhiệt độ cao,… nên tăng huyết áp thế bằng dầu ăn từ thực vật.

- Không ăn mặn (giảm muối trong khẩu phần ăn, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn).

- Hạn chế uống rượu bia.

- Tránh lo âu căng thẳng thần kinh, cần thư giãn nghỉ ngơi hợp lý.

- Tập thể dục đều đặn hàng ngày.

- Cần “nhớ số đo huyết áp như nhớ số tuổi của mình”.

Theo khuyến cáo, cùng với kiểm tra, theo dõi phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp thì việc thay đổi lối sống, sinh hoạt đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho quá trình điều trị tăng huyết áp đạt hiệu quả tốt và cũng góp phần hữu hiệu trong phòng, chống bệnh tăng huyết áp ngay khi còn trẻ./.

Nguyễn Minh Thời

Trung tâm Y tế thị xã Tịnh Biên

 

 

Văn phòng Sở Y tế An Giang

Hình ảnh
EMC Đã kết nối EMC