Các biểu của bệnh dại trên người là: sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại.
Phòng chống bệnh dại: cần hạn chế nuôi chó, tiêm phòng dại cho chó mèo, chó nuôi phải xích nhốt, chó ra đường phải có rọ mõm, người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn phải rửa vết thương bằng nước xà phòng đặc, nước muối, cồn… Không điều trị thuốc nam khi bị chó, mèo dại cắn để tránh chết oan uổng. Nên tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật nuôi (chủ yếu là chó, mèo) là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh dại.
Cách xử trí khi bị súc vật nghi dại cắn.
Tại chỗ: Rửa thật kỹ vết thương bằng xà phòng và các chất sát khuẩn để diệt vi rút dại.
Hạn chế làm dập nát vết thương, nếu phải cắt lọc chỉ nên khâu sau 5 ngày.
Toàn thân: phải tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại sớm tại các cơ sở tiêm chủng.
Khi bị súc vật cắn cần theo dõi từ 10 đến 15 ngày.
Người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt.
Trong 15 ngày nếu: súc vật bị ốm, chết, mất tích… phải tiêm vắc xin phòng dại ngay./.
Lâm Trung Xuyên - TTYT Tp. Châu Đốc
|